Kết quả của trận đánh Trận_Leningrad

Người dân Leningrad suy kiệt trong vòng phong tỏa (ảnh trưng bày tại nhà tưởng niệm trong nghĩa trang Piskarevskoye

Thiệt hại về nhân mạng

Cuộc bao vây phong tỏa Leningrad đã đưa lại thiệt hại lớn về quân sự cho cả hai bên. Phía Liên Xô có 332.059 quân nhân tử trận, 24.324 người bị quân Đức bắt làm tù binh, 111.142 quân nhân bị thương tật. Phía quân đội Đức Quốc xã cũng có hơn 500.000 người chết và bị thương[3]. Mặc dù Liên Xô đã sơ tán khoảng 1.700.000 người nhưng vẫn còn hơn 1.400.000 dân bị kẹt lại tại Leningrad. Sau 871 ngày bị bao vây hoàn toàn, (nếu tính cả những ngày bị phong tỏa đến 27 tháng 1 năm 1944 là hơn 900 ngày), số dân thường bị thiệt mạng vì đói rét lên đến 632.253 người, trong đó có khoảng 234.000 người chết đói và chết rét ngay trong mùa đông đầu tiên của cuộc phong tỏa (1941-1942). Nếu tính cả số người chết vì bom đạn thì con số này lên trên 1 triệu người. Nhiều gia đình bị thiệt mạng từ 6 đến 7 người[32]. Hầu hết các nạn nhân được chôn tại nghĩa trang Piskarevskoye.

Thiệt hại vật chất

Từ ngày 27 tháng 1 năm 1944, người dân Leningrad bắt đầu xóa dòng chữ trên tường: "Các công dân! Đây là một tuyến đường phố rất nguy hiểm do pháo kích".

Ngoài máy bay, xe tăng, đại bác, tàu thủy và các chiến cụ của hai bên bị phá hủy trong các trận đánh, Leningrad còn bị thiệt hại đáng kể về vật chất. Các thống kê sau chiến tranh cho thấy có đến 16.747 công trình xây dựng đã bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề. Trong số đó có khu trang trại của gia đình Pushkin, bảo tàng tu viện gia đình Pushkin, tu viện Sviatogorsky, trang viên Mikhailovskoie nằm trong vùng bị quân Đức chiếm đóng.[89] Vì không chiếm được thành phố nên quân đội Đức Quốc xã đã phá hủy các công trình xây dựng một cách có hệ thống bằng máy bay ném bom và các khẩu siêu đại bác. Tất cả các mục tiêu đều được lập danh sách, được đánh số mục tiêu trên bản đồ và thực hiện ngắm bắn, ném bom theo tọa độ. Trong số đó có các mục tiêu quan trọng như: Viện bảo tàng Hermitage (có tầm cỡ sánh ngang với Bảo tàng Anh Quốc, Bảo tàng Louvrre, Bảo tàng mỹ thuật quốc gia Washington, Bảo tàng Germangalery Dresdel) được đánh số 9; số 192 là Cung Văn hóa thanh thiêu niên; số 708 là bệnh viện chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, số 736 là Trường Đại học Leningrad (nay là Đại học Sankt Peterburg)...[90]

Ngay từ những ngày đầu chiến tranh, người dân Leningrad đã kịp sơ tán các hiện vật quý khỏi thành phố nhưng Viện bảo tàng Hermitage vẫn bị thiệt hại nặng nề trong các trận ném bom. Trong số những hiện vật có giá trị cao được cứu ra khỏi bảo tàng có bức tranh Đức Mẹ của Leonar de Vinci, bức tranh Đức Mẹ của Rafael. Đến tháng 7 năm 1941, ngay trước khi vòng phong tỏa bị khép chặt, một chuyến xe lửa gồm 20 toa chở 1.422 thùng hàng trong đó chứa đựng hơn 700.000 hiện vật đã khởi hành từ Leningrad chạy thẳng đến Siberi. Những tác phẩm nghệ thuật quý giá nhất được chứa trong các toa bọc thép. Tuy nhiên, cũng vẫn còn nhiều tác phẩm chưa kịp sơ tán và vẫn "sống sót" qua gần 900 ngày bị phong tỏa.[91]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Leningrad http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1942NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1942NW... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/335949/S... http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec41.html http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec42.html http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec43.html http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec44.html